VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NƯỚC NGA TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Tác giả: Lêôniđ Đôbrôkhôtôv
Biên dịch: Đỗ Ngọc Inh
Liên Xô sụp đổ đã dẫn tới sự thay đổi trên phạm vi toàn cầu nền chính trị thế giới và các xu hướng phát triển của nó trong tương lai gần. Đáng nguyền rủa biết bao nhiêu “chiến tranh lạnh” và “bức màn sắt”, (nhân thể nói thêm, chúng ra đời theo sáng kiến của Sớcsin và Truman, chứ tuyệt nhiên không phải là của Xtalin và Liên Xô - khi đó đang hướng tới hòa bình và hợp tác với các nước đồng minh cũ - các nền dân chủ Phương Tây). Trên thực tế trong suốt giai đoạn này, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1991 nhà nước Xô viết hùng cường đã kiềm chế một cách có hiệu quả những dã tâm của người Mỹ và các nước thành viên NATO.
Việc chế tạo tại thành công tại Liên Xô vũ khí nguyên tử và sau đó là vũ khí khinh khí, cùng các tên lửa mang tương ứng đã đặt dấu chấm hết cho sự đe dọa hạt nhân của Oasinhtơn. Cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh ở Việt Nam thực sự kết thúc bằng chiến thắng thuộc về các đồng minh của chúng ta, bằng thắng lợi chung của chúng ta, trước hết là nhờ có sự giúp đỡ về quân sự - chính trị của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dành cho nhân dân anh hùng của các nước này. Cuộc xâm lược của Anh, Pháp và Ixrael chống chế độ tiến bộ Hamal Abđel Naxer ở Ai cập năm 1956 đã kết thúc đúng 1 ngày sau tối hậu thư thực sự của Matxơva. Việc giải phóng châu Phi khỏi ách nô lệ thực dân đã diễn ra, trước hết nhờ thực tế có sự tồn tại của Liên Xô và Cộng đồng xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ của họ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chính tấm gương Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã là điều kiện quyết định cho sự tồn tại của phong trào cộng sản quốc tế, trong đó có những Đảng cộng sản với hàng triệu đảng viên có ảnh hưởng lớn lao như Đảng Cộng sản Ý và Đảng Cộng sản Pháp, đã từng hơn một lần tham gia vào thành phần chính phủ các nước này và có những đảng viên của mình và những người ủng hộ là các nhà hoạt động khoa học, văn hóa nổi tiếng ở tầm thế giới. Như đã biết, Albert Einstein, Pablo Picasso, các nhà trí thức và phát minh vĩ đại khác đã nhiều lần tuyên bố về sự trung thành của mình với các lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, đã từng là những người bạn của đất nước chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ nói về điều chính yếu nhất: tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã bảo đảm sự cân bằng sức mạnh trên thế giới. Một điều không kém phần quan trọng là, trên nền tảng hệ tư tưởng của mình Liên Xô đã đưa ra những giá trị của chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần, phản ánh những nguyện vọng sâu kín của toàn thể loài người và lôi cuốn sự say mê của hàng tỷ người. Bất luận trong trường hợp nào Liên Xô đã từng là mô hình thay thế thực sự cho chủ nghĩa tư bản - định hướng vào tiền bạc và tiện nghi vật chất như mục đích chính cho sự tồn tại của con người. Không phải tình cờ mà văn hóa Xô viết, nghệ thuật và văn hóa nhiều thập niên đã chiếm được những vị trí hàng đầu thế giới, đã xây dựng được định hướng và lộ trình phát triển hoàn hảo, mà các nhà hoạt động văn hóa Phương Tây cũng thèm muốn có được điều tương tự.
Ngày nay đã kết thúc sự tồn tại của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, nền văn hóa cao đã biến mất không phải chỉ ở nước ta. Hãy nhìn xem điều gì đang diễn ra ở Phương Tây. Hãy nêu tên những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật Phương Tây nếu không vĩ đại thì ít nhất cũng nổi tiếng giờ đây đang sống và tích cực làm việc. Chưa chắc bạn đã nhớ được dù chỉ 3 cái tên.
Trong khi đó cần phải nhận thức một cách rõ ràng là, chỉ bằng những mưu ma chước quỉ của kẻ thù bên ngoài thì đã không bao giờ tiêu diệt được người khổng lồ của lịch sử như Liên Xô vĩ đại. Cả Lênin và Xtalin đã nhiều lần cảnh báo rằng, sự diệt vong của Đảng và nhà nước có thể là hậu quả trước hết của sự suy yếu nội bộ, sự tha hóa của cán bộ lãnh đạo, sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ-nghĩa là sự thống nhất trong lãnh đạo Đảng và nhà nước. Từ đây có thể thấy rằng, các lãnh tụ đã có thái độ cứng rắn và không khoan nhượng đối với những biểu hiện như vậy. Đồng thời sự quan tâm chủ yếu phải được dành cho việc bảo vệ những giá trị nền tảng của chủ nghĩa xã hội và chính quyền Xô viết như một nhân tố quyết định trên cơ sở phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác có xét đến những thay đổi của hoàn cảnh, cho việc lựa chọn cán bộ trên cơ sở đánh giá không phải những diễn văn và hứa hẹn, mà là kết quả cuối cùng hoạt động của họ theo quan điểm lợi ích của nhân dân, phẩm chất đạo đức - chính trị của họ.
Như đã biết, Việc “bóc trần mặt nạ Xtalin” do Khrusôv thực hiện năm 1956 là cú đánh đầu tiên của sức mạnh tàn phá to lớn vào Chủ nghĩa xã hội như vào nền tảng chế độ nhà nước Liên Xô và hệ tư tưởng thống soái, vào thể diện trước toàn thế giới của đất nước này. Nhưng sự phá hoại thực sự của con người này và bè đảng của ông ta không giới hạn bằng việc này. “Cuộc tranh luận đầy ẩn ý” nổi tiếng của Khrusôv và Nich xơn tại triển lãm Mỹ ở Mátxcơva năm 1959, mà tại đó Khrusôv dường như bảo vệ ý kiến những giá trị và lợi ích tinh thần là động lực của xã hội và ý nghĩa tồn tại của con người, còn phó tổng thống Mỹ thì nhìn thấy ý nghĩa này ở những chiếc TV màu, tủ lạnh và ô tô, dầu sao cuộc tranh luận đó cuối cùng cũng đã kết thúc bằng việc Khrusôv chuyển hướng mục tiêu chủ yếu của Đảng và nhân dân về cuộc chạy đua không có điểm dừng theo những ưu tiên vật chất mà Phương Tây áp đặt chúng ta, về phương diện lợi ích cá nhân.
Vì vậy nếu nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa của thảm họa của Đảng và nhà nước ta, nhìn từ một phía, thì chúng có thể quy gọn lại là do mức độ phúc lợi vật chất thấp không chấp nhận được của phần lớn dân cư, không thể biện minh bằng cuộc chiến tranh đã qua cũng như cuộc chạy đua vũ trang mà chúng ta buộc phải theo đuổi. Hơn nữa cũng không thể biện minh bằng việc người Mỹ áp đặt chúng ta hệ thống những giá trị qui gọn về việc “thỏa mãn các nhu cầu vật chất không ngừng tăng lên của nhân dân” không có sự ưu tiên những giá trị tinh thần, giá trị xã hội chủ nghĩa, giá trị nhân dân, nhà nước. Công tác tuyên truyền chống Liên Xô của Phương Tây, mà những đối tượng thụ hưởng nó trong những thập niên tồn tại cuối cùng của Liên bang Xô viết là hàng triệu người ở nước ta, đã tích cực hoạt động để rửa trôi giác ngộ xã hội chủ nghĩa và nhận thức yêu nước của nhân dân, đã sử dụng trước hết là 2 yếu tố này.
Sự suy đồi, phân hóa xã hội đã bắt đầu trước tiên là ở tầng lớp tinh hoa là những cán bộ lãng đạo Đảng và nền kinh tế. Sự xuất hiện của những kẻ hãnh tiến, phản bội, phá hoại trong hạt nhân của Đảng - trong bộ máy Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bộ Chính trị của Đảng như Gorbatrôv, Iacôlev, Sevarnadze và một số phần tử khác bên cạnh những cán bộ chính trực và trung thành với nhân dân đã dẫn tới sự suy đồi và phân hóa xã hội và tự thân nó đã minh chứng về các quá trình mục nát bên trong đã bắt đầu ở cấp tối cao - và ở cả cấp Trung ương cũng như khu vực- đã từ lâu trước đó, dưới thời Khrusôv và nửa sau thời kỳ lãnh đạo của L.I.Brêgiơnev - trong giai đoạn được gọi là trì trệ.
Bên cạnh đó cũng cần phải thừa nhận rằng, những triệu chứng đầu tiên của sự phân hóa như thế đã xuất hiện trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo ngay từ cuối thập niên 30 và đặc biệt là sau chiến tranh. Nhưng Xtalin đã phản ứng vô cùng nhạy bén và cứng rắn trước những biểu hiện sinh hoạt suy đồi, đua nhau làm giàu, biến những người lãnh đạo của Đảng thành tầng lớp thượng lưu khép kín, xa rời quần chúng và nhu cầu của họ, sự sùng bái Phương Tây, thể hiện ở nhiều cán bộ Đảng, quân đội và nhà nước nổi tiếng và được nhiều người biết tới và đặc biệt là trong giới trí thức. Ông đã lên án và chế áp tất cả những biểu hiện như thế với sự quyết liệt và thẳng tay đặc biệt. Xtalin đã gọi những kẻ như thế là “bè lũ đáng ghét”. Đáng tiếc là sau khi lãnh tụ qua đời những tư tưởng hưởng thụ và biểu hiện như thế đã bắt đầu phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân trong giới tinh hoa của chúng ta. Hiện tượng đặc biệt của Gorbatrôv và Elxin, những kẻ phá hoại tại chỗ nhiều không thể tính được trong số những cán bộ Đảng, những người lao động Xô viết và “những giám đốc đỏ” là phái sinh trực tiếp của quá trình mục nát này.
Thiết nghĩ rằng, nguyên nhân chính của những gì nêu trên là sự tồn tại trong nước một nền dân chủ chính trị hình thức, “bầu cử không cần lựa chọn”, thiếu việc kiểm tra thực sự của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực và khả năng con người thực sự tác động vào vận mệnh của mình thông qua phiếu bầu. Như tất cả chúng ta đều biết, các cơ quan lập pháp, hành pháp của chính quyền Xô viết và hệ thống tư pháp không đảm bảo sự phân quyền thực tế. Đồng thời cơ chế dân chủ đổi mới sự lãnh đạo của Đảng có trong Điều lệ Đảng và thực tế có hiệu lực từ thời Lênin và Xtalin, dần dần cũng đã trở nên cũ kỹ. Từ đây cho thấy, điều nói về vai trò lãnh đạo của Đảng có trong Hiến pháp Liên Xô năm 1977 trên thực tế không hẳn là giúp ích cho nhà nước và xã hội, mà đúng hơn là chỉ làm tích tụ những biểu hiện trì trệ và khuyết điểm. Vấn đề này ngay từ thập niên 30 đã được I.V.Xtalin nêu ra và có ý định đưa vào Hiến pháp năm 1936 khả năng bầu cử có sự lựa chọn với một số ứng cử viên lấy một ghế, có sự cạnh tranh thực sự và hạn chế vai trò của Đảng, trước hết bằng những vấn đề tư tưởng và cán bộ. Nhưng sự phản đối thống nhất, mạnh mẽ của một chính quyền cảm nhận được khuynh hướng bảo thủ trong Đảng đã không cho phép ông đạt được mục đích này khi đó.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay của chủ nghĩa tư bản, thể hiện một cách rõ ràng và tương phản hơn ở nước ta, đang đặt câu hỏi về chủ nghĩa xã hội không đơn giản là cấp thiết - nó được đưa vào chương trình nghị sự thực tiễn. Không phải tình cờ mà sau hơn hai thập niên hoan hỉ của Phương Tây về việc sụp đổ của Liên Xô, của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới và khẳng định rằng, mô hình chủ nghĩa tự do dường như là đỉnh cao của lịch sử loài người, thậm chí trên các báo Phương Tây chủ đạo của Mỹ và châu Âu, hiện nay đã không nói về châu Á và Nam Mỹ, trong những điều kiện bế tắc hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản tự do; trên đó đang diễn ra các cuộc tranh luận sôi nổi về sự trở lại với hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội ở hình thức này hay hình thức khác, hoặc ít ra là của nhà nước xã hội, hay xã hội hóa. Đồng thời thú nhận rằng, việc chạy theo lợi nhuận và làm giàu cá nhân không thể là mục đích và tư duy tồn tại của xã hội và của một cá nhân-đây là con đường làm thoái hóa và tan vỡ gia đình, nhà nước và nền văn minh.
Nước Nga, có được chủ nghĩa xã hội và chính quyền Xô viết sau hàng trăm năm lịch sử với biết bao đau khổ, hy sinh, vào thời của mình là khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản và được chuẩn bị nhiều nhất trước hết về phương diện tinh thần để tiếp nhận những giá trị của chủ nghĩa xã hội, chính nhờ có chế độ này đã đạt được những thành tựu trong lịch sử dân tộc của mình và thế giới, đồng thời trong suốt 20 năm chủ nghĩa tư bản vừa qua chưa ngả hẳn về đâu, cần phải trở lại chế độ này, như điều được gọi là, chính Chúa đã ra lệnh.
Nhưng bên cạnh đó không được quên rằng, lịch sử không biết việc không giữ lời hứa. Lịch sử của tất cả các cuộc phục hưng trên thế giới đều cho thấy công lao to lớn của những người kế tục ông cha. Thời gian nghiệt ngã, và dễ hiểu là, nếu tính đến một cách triệt để những vấn đề thực tiễn trong nước và thế giới đã thay đổi thì ở đây có thể và dứt khoát phải là đang nói về chủ nghĩa xã hội mới, đã tiếp thu vào mình những gì tốt nhất từ kinh nghiệm của Liên Xô và thế giới và đồng thời không lặp lại những khuyết điểm, những ảo tưởng và sai lầm quá khứ, có tính tới tình hình hiện tại và những khuynh hướng phát triển tương lai.
Nhà sử học nổi tiếng của Nga Vaxili Kliutrevxki nhận định rằng, lịch sử Nga đặc trưng bằng sự lặp lại của mình. Những quá trình đang diễn ra hiện nay ở trong nước và trên thế giới với tất cả những gì mới mẻ của mình đang gợi nhớ một cách đáng ngạc nhiên những thời khắc diễn ra ngay trước tháng 2 năm 1917. Từ đây cho đến câu hỏi “Đảng như thế ở đâu?” cũng không xa. Hiện đang có một đảng như thế, được gọi tên là Đảng Cộng sản Liên bang Nga, và Đảng phải từ cả 2 phương diện thực tiễn và lý luận hoàn toàn sẵn sàng giành chính quyền và nhận trách nhiệm lịch sử đưa đất nước ra khỏi ngõ cụt lịch sử, tiến tới những vận hội mới. Đồng thời chúng ta không được phép giẫm chân vào những khuôn mẫu cũ.
Trước hết cần phải làm tất cả để tránh khỏi 2 cái bẫy cổ truyền, mà trong quá khứ những người cộng sản đã hơn một lần sa vào. Một trong số đó là chủ nghĩa xét lại, sự phản bội niềm tin vào chính bản chất học thuyết cách mạng của Mác và Lênin, vào nền tảng của chủ nghĩa xã hội như chế độ kinh tế và triết học chính trị. Như đã rõ, ở nước ta biểu hiện đa dạng của nó là các phần tử cơ hội “tả khuynh” và “hữu khuynh” từ Trôtxki, Zinôviev, Camenev đến Bukharin và những phần tử khác. Khi đó may mắn đã tránh được cái ngã ba, tiềm ẩn sự diệt vong đối với Đảng này, mặc dù rất khó khăn, đôi khi không cân xứng với cái giá của con người.
Trong những thập niên 60 - 80 các Đảng Cộng sản có hàng triệu đảng viên, có nhiều công lao như Pháp, Ý, Tây ban nha… cũng bị cuốn vào sự hấp dẫn của “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” với khẩu hiệu phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác. Và rồi trên thực tế đã chết như những tổ chức đa quốc gia có nhiều ảnh hưởng khác.
Mặt khác, chủ nghĩa giáo điều, sự trì trệ trong việc phát triển tư duy lý luận của Đảng (nhân thể nói thêm, thường nảy sinh như sự phản ứng trước nguy cơ của chủ nghĩa xét lại) cũng là một nguy cơ đe dọa những người cộng sản. Thiết nghĩ rằng, vào những thập niên 50-60, rất tiếc, trước hết, Đảng Cộng sản Liên Xô đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều. Thấy trước được điều này, Xtalin trước khi mất đã cảnh báo các đồng chí của mình: “không có lý luận chúng ta sẽ chết”, ý nói không chỉ nắm vững những kho tàng quí báu tư duy triết học của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, mà còn phải dũng cảm phát triển một cách sáng tạo trên cơ sở này.
Thảm kịch đã từng là những gì khác với các bộ môn khoa học tự nhiên nền tảng và ứng dụng đã được tích cực phát triển ở nước ta, đã đặt ra đẳng cấp thế giới các lĩnh vực tri thức tương ứng, nhiều bộ môn khoa học xã hội của chúng ta, và trước hết là, những nghiên cứu trong lĩnh vực triết học hiện đại, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội, kinh tế chính trị học, xã hội học và các lĩnh vực khác, ngoại trừ một số tiêu cực thời gian này sa vào tình trạng hủ lậu đến xương tủy, không đáp ứng được các vấn đề ngày càng nóng bỏng mà thực tiễn của Liên Xô và thế giới đang thay đổi đặt ra. Đã diễn ra chính những gì mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cảnh báo chống lại nó: biến di sản lý luận của các ông từ công cụ đấu tranh thành đài kỉ niệm lịch sử.
Trong khi đó những nhà nghiên cứu cố gắng song hành cùng thời đại đã dũng cảm vạch trần những mâu thuẫn và sự xuyên tạc, những khuyết điểm và sai lầm đã có trong thực tiễn của chủ nghĩa xã hội hiện thực, tìm tòi những câu trả lời mới cho những vấn đề mới, lại bị những kẻ giáo điều lên án và đe dọa một cách vô căn cứ. Đáng xấu hổ nhất trong việc này là “vụ án” (được dựng lên trong thập niên 70) người cộng sản và nhà yêu nước nổi tiếng, cựu chiến binh Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nhà triết học Xô viết nổi tiếng, giáo sư Đại học tổng hợp Lômônôxôv A.A.Zinôviev, mà sinh nhật lần thứ 90 của ông vừa được ghi dấu năm 2012.
Do những quan điểm và các tác phẩm của ông không chính thống ông đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, sa thải khỏi cương vị công tác, tước quốc tịch Liên Xô và trục xuất khỏi đất nước. Và vì thế ngay vào năm 1989 Zinôviev đã là một trong số những người đầu tiên nhận thức được các hậu quả của “thảm họa cải tổ” (“katastroika” là từ mới được thành lập bằng cách ghép nửa trước từ thảm họa-katastrofa và nửa sau từ cải tổ-perestroika) Gorbatrôv, sau này ông trở thành nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất và người bảo vệ trung kiên nhất những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nhà phê bình chủ nghĩa tư bản thế giới và “chủ nghĩa Phương Tây” tài năng nhất. Bên cạnh đó nhiều nhà phê bình “nguyên lý” của ông sống đến thập niên 90 và những kẻ áp bức ông trên lập trường của chủ nghĩa giáo điều đa số đã chạy qua bên kia chiến tuyến-ở trong phe chống cộng và chống Liên Xô. Toàn bộ hoạt động lý luận của họ trong những năm đó chuyển sang việc nhắc lại các tác giả Phương Tây, chủ yếu là theo khuynh hướng tự do chống cộng (và ở một số người đến lúc này vẫn đang chuyển hướng). Còn hiện nay, trong những điều kiện khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa tư bản như lý luận và thực tiễn tổ chức xã hội, và trước hết là giả thuyết tự do hữu khuynh của nó, khi chính các tác giả của những học thuyết này (kiểu như Franxix Fukiama, tiên đoán khi nào đó sẽ “kết thúc lịch sử”, có nghĩa là thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tự do), giờ đây đang thừa nhận sai lầm trong những dự đoán của mình, những phần tử tự do và chống cộng hời hợt lâm vào cảnh tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Trong những thập niên cuối cùng của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thực trạng của các bộ môn khoa học xã hội đã gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vận mệnh của Đảng và nhà nước. Chính Iu.V.Anđrôpôp vào năm 1983 đã buộc phải đưa ra kết luận rằng, “chúng ta không nhận thức được xã hội mà chúng ta đang sống trong đó”. Đã không thể nào nghĩ ra được sự đánh giá xấu hơn nữa thực trạng của tư duy xã hội và trình độ nghiên cứu. Về sau đa số các nhà nghiên cứu xã hội Xô viết đã tỏ ra hoàn toàn không có khả năng trả lời được những câu hỏi có tầm quan trọng then chốt về nguyên nhân các biểu hiện khủng hoảng của xã hội và nhà nước Xô viết, về các nhân tố dẫn tới sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự sụp đổ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Đặt tay lên trái tim, chúng ta phải thừa nhận rằng, cho tới nay chúng ta chưa có những công trình nghiên cứu mac-xit toàn diện về vấn đề nêu trên, ngoại trừ các tác phẩm của chính A.Zinôviev, của X.Car-Murza, Iu.Giucôv, Iu.Êmlianôv và một vài nhà nghiên cứu tài năng.
Trong khi đó, rõ ràng là chiến lược đưa nước Nga thoát ra khỏi quỹ đạo rơi vào sự diệt vong hiện nay bước lên con đường phục hưng có thể được bảo đảm bằng một học thuyết đổi mới, chín chắn, bằng việc dũng cảm phân tích trên quan điểm mác-xit lịch sử và thực tiễn xã hội Xô viết và nước Nga hiện nay, cùng thế giới bao quanh chúng ta và những xu thế phát triển tương lai.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét